Hàng hóa xuất, nhập khẩu có quy định mới về xuất xứ

Hàng hoá xuất nhập khẩu áp dụng quy định mới về xuất xứ được Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 33/2023/TT- BTC.

HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU

Thông tư quy định, trước khi làm thủ tục hải quan đối với lô hàng hoá xuất nhập khẩu, tổ chức, cá nhân có đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa thì nộp bộ hồ sơ đề nghị.

Hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ gồm: 01 bản chính Đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; 01 bản chụp Bảng kê khai chi phí sản xuất và Bảng khai báo xuất xứ của nhà sản xuất, nhà cung cấp nguyên liệu trong nước trong trường hợp nguyên liệu, vật tư đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác; 01 bản chụp quy trình sản xuất hoặc Giấy chứng nhận phân tích thành phần (nếu có); 01 bản chụp Catalogue hoặc hình ảnh hàng hóa.

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ nêu trên đến Tổng cục Hải quan trong thời hạn quy định tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

Tổng cục Hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và thực hiện thủ tục xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu theo quy định tại Điều 28 Luật Hải quan và khoản 11 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP.

Kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu trong thông quan

Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu trên cơ sở kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan, văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu (nếu có), chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu có) và xử lý như sau:

Trường hợp kết quả kiểm tra phù hợp với nội dung khai của người khai hải quan trên tờ khai hải quan thì chấp nhận xuất xứ hàng hóa;

Trường hợp Chi cục Hải quan có đủ căn cứ xác định xuất xứ hàng hóa không đúng theo nội dung khai của người khai hải quan trên tờ khai hải quan thì xử lý theo quy định và yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung theo quy định tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC;

Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan có cơ sở nghi ngờ xuất xứ hàng hóa xuất khẩu hoặc có thông tin cảnh báo về gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp thì thực hiện như sau: Thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo phương thức, mức độ do Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định;

Đề nghị người khai hải quan trong thời hạn 10 ngày phải nộp 01 bản chụp một trong các tài liệu sau để chứng minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu: Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu có); Trường hợp áp dụng tiêu chí xuất xứ “Tỷ lệ phần trăm của giá trị” thì nộp hóa đơn, chứng từ mua bán nguyên liệu, vật tư; quy trình sản xuất..

Trong khi chờ kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ, hàng hóa xuất nhập khẩu được thực hiện thủ tục hải quan, thông quan theo quy định.

Thông tư số 33/2023/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/7/2023.

Theo dõi Hikari Logistics để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất.

Xem thêm: Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi mới

Tin liên quan

Tin ngành

3 MẶT HÀNG NHẬP KHẨU CỰC HOT MÙA TRUNG THU

Không chỉ là ngày lễ đoàn viên, Trung thu là thời điểm kinh doanh vô cùng lý tưởng. Vì mang tính chất kinh doanh theo thời vụ nên người bán cần chớp thời cơ, lựa chọn những sản phẩm có nhu cầu lớn để dẫn đầu thị trường và mang về nguồn thu lớn. Nếu bạn còn đang phân vận không biết nên kinh doanh gì dịp trung thu này, đừng bỏ qua 3 mặt hàng nhập khẩu cực hot dưới đây nhé. Trung thu là thời điểm kinh doanh vô cùng lý tưởng. Bánh trung thu hàng nhập khẩu Bánh trung thu nhập khẩu mang hương vị mới lạ. Nhắc đến trung thu dĩ nhiên không thể bỏ qua các món bánh nướng, bánh dẻo hấp dẫn đã trở thành nét văn hóa không thể thiếu tại Việt Nam mỗi dịp trăng tròn tháng tám. Cứ đến dịp này, thị trường bánh trung thu trở nên nhộn nhịp, tấp nập kẻ bán, người mua. Bên cạnh các loại bánh nội địa đã trở nên quá quen thuộc, những sản phẩm bánh trung thu nhập khẩu lại mang hương vị độc đáo, mới lạ thu hút người tiêu dùng. Điển hình như các dòng bánh trung thu hàng nhập khẩu với nhân lava trứng muối tan chảy đã từng làm mưa, làm gió suốt một thời gian dài trên thị trường và vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.   Lồng đèn, đồ chơi trẻ em nhập khẩu Món quà yêu thích mà người lớn dành tặng trẻ nhỏ. Trung thu là Tết thiếu nhi, là dịp mà người lớn trong gia đình dành tặng những món quà ý nghĩa cho trẻ em. Đó có thể là những cuốn sách hoặc các món đồ chơi mà các bé yêu thích. Vậy tại sao bạn lại không nghĩ đến ý tưởng kinh doanh đồ chơi trẻ em ngay dịp trung thu này. Bên cạnh các món đồ chơi truyền thống, đồ chơi trẻ em hàng nhập khẩu từ nước ngoài cũng được thị trường rất ưa chuộng. Lợi thế lớn nhất của các món đồ chơi trẻ em nhập khẩu chính là mẫu mã đa dạng cùng với giá thành rẻ. Mặc dù có một số khách hàng có quan niệm e dè với mặt hàng này nhưng khi nhập khẩu chính ngạch, người kinh doanh có thể đưa ra những giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ rõ ràng cùng kiểm định chất lượng để khách hàng yên tâm.  Rượu - Mặt hàng nhập khẩu sang trọng Rượu nhập khẩu phù hợp dành tặng đối tác, khách hàng dịp trung thu. Xã hội ngày càng phát triển, những món quà tặng dịp lễ trung thu cũng rất được quan tâm và chú trọng. Bên cạnh các món quà quen thuộc như bánh trung thu, trà thì rượu nhập khẩu là một gợi ý thú vị được nhiều người lựa chọn trong thời gian gần đây. Ưu điểm lớn nhất của món quà này chính là sự bắt mắt, sang trọng và tinh tế. Do đó không khó hiểu khi nhiều doanh nghiệp lựa chọn rượu vang nhập khẩu làm quà tặng dành cho quý khách hàng, đối tác quan trọng. Trên đây là một số mặt hàng nhập khẩu vô cùng tiềm năng cho thị trường kinh doanh mùa trung thu. Nếu bạn là người mới trong lĩnh vực này, điều quan trọng là tìm được đối tác ủy thác xuất nhập khẩu đáng tin cậy. Hikari Logistics với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu sẽ hỗ trợ bạn trong việc tìm nguồn hàng, đàm phán và vận chuyển về Việt Nam nhanh chóng, an toàn. Liên hệ ngay Hikari Logisitcs ngay hôm nay để nắm bắt cơ hội dẫn đầu thị trường kinh doanh hàng nhập khẩu mùa trung thu nhé.

Tin ngành

PHÂN LUỒNG HẢI QUAN LÀ GÌ? Ý NGHĨA CỦA PHÂN LUỒNG HẢI QUAN 

Phân luồng hải quan được xem là một trong những khâu quan trọng của lĩnh vực xuất nhập khẩu. Việc phân luồng hải quan sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình, kết quả thông quan của hàng hoá. Vì vậy, các doanh nghiệp cần hiểu và nắm rõ chi tiết để thông quan hàng hoá một cách nhanh chóng nhất. Cùng Hikari Logistics tìm hiểu chi tiết về khái niệm và ý nghĩa của hoạt động này nhé. Phân luồng hải quan là gì? Phân luồng hải quan là một thủ tục, công cụ và hình thức với mục đích giúp hải quan giám sát, kiểm tra, quản lý hàng hóa ra vào lãnh thổ Việt Nam.  Phân loại hàng hóa hiện nay chia ra 3 luồng: Luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ. Ý nghĩa của phân luồng hải quan Phân luồng hải quan có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Mục tiêu của hoạt động này là tăng tính chính xác, hiệu quả và an toàn trong quá trình vận chuyển hàng hóa qua biên giới quốc gia. Ngoài ra, hoạt động này còn giúp Hải quan thực hiện hiệu quả quá trình quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu. Từ đó dễ dàng phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật, ngăn chặn các nguồn hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng giả, hàng kém chất lượng nhập khẩu trái phép vào Việt Nam. Phân loại luồng hải quan Hiện nay hàng hóa sẽ được phân thành 3 luồng gồm: Luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ Tương tự như quy tắc của cột đèn giao thông, mức độ kiểm tra của cơ quan hải quan sẽ được sắp xếp tăng dần từ luồng xanh. Mức độ kiểm soát cao nhất áp dụng cho luồng đỏ. Đối với luồng đỏ hàng hóa thông quan sẽ được kiểm tra nghiêm ngặt hơn theo quy định của pháp luật. 3.1 Luồng xanh:  Luồng xanh là luồng được nhiều doanh nghiệp mong chờ nhất. Khi tờ khai được phân luồng xanh thì thời gian thông quan rất nhanh. Từ đó rút ngắn được chi phí lưu kho, chi phí logistics cho doanh nghiệp và đẩy nhanh được tốc độ lấy hàng. Luồng xanh sẽ được miễn kiểm tra chi tiết các loại hồ sơ, hàng hóa. Tờ khai hải quan sẽ được tự động thông quan trên hệ thống nhưng cần chú ý sau khi thông quan phải đính kèm hồ sơ hải quan lên hệ thống V5. 3.2 Luồng vàng:  Đối với luồng vàng, hải quan kiểm tra hồ sơ gồm hồ sơ đã đính kèm lên hệ thống V5 cùng các hồ sơ khác nếu có như giấy phép, kiểm dịch, C/O…. Tuy nhiên sẽ được miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa.  3.3 Luồng đỏ:  Trường hợp là luồng đỏ hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra chi tiết thực tế hàng hóa. Có 3 mức độ kiểm tra thực tế (Theo Thông tư 112/2005/TT-BTC): Mức 1:Kiểm tra toàn bộ lô hàng Mức 2: Kiểm tra thực tế 10% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm. Mức 3: Kiểm tra thực tế 5% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm. Phân luồng hải quan có ý nghĩa quan trọng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Hơn nữa còn nâng cao ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Liên hệ với Hikari Logistics để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết nếu quý khách hàng, doanh nghiệp cần thông tin về dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế hay các dịch vụ khác. Xem thêm: Vận chuyển Ấn Độ - Việt Nam

Tin ngành

LOCAL CHARGE LÀ PHÍ GÌ? CÁC LOẠI PHÍ LOCAL CHARGE PHỔ BIẾN

Local charge là một thuật ngữ trong lĩnh vực logistics và vận chuyển hàng hóa, đề cập đến các loại phí phát sinh tại địa phương hoặc cảng đến. Các khoản phí này bù đắp cho các chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ cảng xuất phát đến cảng đến hoặc điểm đến cuối cùng. Cùng Hikari Logistics tìm hiểu chi tiết về Local charge thông qua bài viết dưới đây nhé. 1. Local Charge là phí gì? Local charge (LCC) là phí địa phương được trả tại cảng xếp hàng và cảng dỡ hàng. Ngoài cước biển (Ocean Fee - O/F), các hãng tàu hay các Forwarder thường thu thêm một khoản LCC. Trong một lô hàng thì phí LCC này cả shipper và consignee đều phải đóng. Phí này được thu theo hãng tàu và cảng. 2. Các loại phí Local Charge Dưới đây là một số loại phí local charge phổ biến thường xuất hiện trong vận chuyển hàng hoá. 2.1 Phí Terminal Handling Charge - THC Đây là phí trả cho các hoạt động tại cảng và tính theo mỗi container. Phí này bù vào các khoản phí như xếp dỡ hàng, tập kết cont tại bãi… Dựa vào đó hãng tàu sẽ không bị chịu thêm phụ phí nào mà sẽ thu phí lại từ chủ hàng. Phí này thường gọi tắt là THC. 2.2 Phí Handling Fee Phí này là phí chi trả cho Forwarder để họ hỗ trợ chủ hàng giao dịch với hãng tàu, với đại lý ở nước ngoài để triển khai một số công việc như phát hành B/L, D/O, khai báo hải quan và làm một số chứng từ khác. 2.3 Phí Delivery Order Fee - D/O Đây được hiểu là phí phát hành lệnh giao hàng, gọi tắt là D/O. Khi có lô hàng nhập khẩu và có Arrival Notice thì consignee phải đến hãng tàu để lấy lệnh giao hàng D/O. Sau đó mang D/O đến cảng để xuất trình cho kho và làm phiếu lấy hàng. Hãng tàu khi làm lệnh giao hàng thì sẽ thu phí D/O này. 2.4 Phí AMS AMS là phí bắt buộc phải đóng do hải quan một số nước như Mỹ, Canada… yêu cầu. Khi nhập khẩu vào các nước này bạn phải khai báo hàng hóa một cách chi tiết trước khi xếp dỡ lên tàu. Mức phí AMS sẽ dao động khoảng 30 USD/bill. 2.5 Phí B/L; Phí AWB, Phí chứng từ Đây là các phí tương tự như phí D/O. Túc là khi có lô hàng xuất khẩu, các hãng tàu sẽ phát hành hóa đơn vận tải biển, hoặc hóa đơn vận tải hàng không. Phí gửi hàng mà người gửi hoặc nhận sẽ do công ty vận chuyển làm hộ. 2.6 Phí Container Freight Station Fee - CFS Phí CFS là một trong những loại phí local charge thường gặp nhất. Phí này sẽ do các công ty vận chuyển thu khi phải dỡ hàng từ container về kho hoặc từ kho ra container. 2.7 Phí chỉnh sửa Bill of Lading Loại phí này chỉ áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài. Có thể vì một vài nguyên nhân khi hàng về bạn cần phải chỉnh sửa lại các thông tin trên B/L. Lúc này bạn cần yêu cầu các hãng tàu chỉnh sửa hộ và các hãng tàu này sẽ thu phí cho việc chỉnh sửa đó. Mức phí có thể giao động từ 50-100 USD. 2.8 Phí Bunker Adjustment Factor - BAF Có thể gọi tắt loại phí này là BAF. Đây là phụ phí bù cho biến động giá nhiên liệu theo từng thời kỳ. Phí BAF sẽ có mức đóng khác nhau tùy thuộc vào hãng tàu thu phí của chủ hàng và theo từng tuyến Châu Âu và tuyến Châu Á. 2.9 Phí Peak Season Surcharge - PSS Phí này gọi tắt là PSS và được các hãng tàu thu trong các mùa cao điểm về vận chuyển hàng hóa. Phí này chỉ mang tính thời điểm và xuất hiện khi đến đợt nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng cao. 2.10 Phí Container Imbalance Charge - CIC Đây là phí mất cân đối vỏ container, phí này còn có cách gọi khác là phụ phí trội hàng nhập. Phí này sẽ các hãng tàu thu để bù vào chi phí cho việc vận chuyển container từ nơi thừa cont đến nơi thiếu cont nhằm đảm bảo các địa điểm luôn có đủ lượng cont để đóng hàng. 2.11 Phí General Rate Increase - GRI Đây là phí chuyên áp dụng đối với hàng đông lạnh. Loại hàng này thường được đóng trong các cont lạnh và cont lạnh thì cần phải được cắm điện liên tục để giữ lạnh cho hàng hóa ở trong. Tiền phí này cũng coi như là tiền điện duy trì lạnh cho các container này vậy. 3. Một số loại phí Local Charge khác Ngoài những loại phí local charge đã kể trên ra, vẫn còn một số loại phí local charge khác như: Phí niêm phong chì Seal Phí soi chiếu an ninh Phụ phí giảm thải lưu huỳnh Phí khai báo an ninh, hải quản vào một số quốc gia Phí truyền dữ liệu Trên đây là thông tin chi tiết về Local Charge và một số loại phí Local Charge mà bạn cần nắm khi vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu. Theo dõi Hikari Logistics để biết thêm nhiều thông tin mới liên quan đến logistics và xuất nhập khẩu nhé. Xem thêm: Hãng tàu lớn nhất thế giới mở tuyến đến Việt Nam