Hiện nay trên thị trường Việt Nam, các dòng sản phẩm gạch men nhập khẩu vẫn chiếm thị phần khá lớn. Trước nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng, hoạt động về quy trình nhập khẩu gạch ốp lát là vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm. Vậy các quy định về thuế nhập khẩu gạch ốp lát như thế nào? Cùng Hikari Logistics tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
-
Chính sách nhập khẩu mặt hàng gạch ốp lát
Hiện tại, mặt hàng gạch ốp lát thuộc diện phải hợp quy và kiểm tra chất lượng, theo hướng dẫn tại Phần 3 Thông tư 19/2019/TT-BXD, và Quy chuẩn QCVN 16:2019/BXD.
Chính sách này cũng áp dụng tương tự như đối với mặt hàng như kính xây dựng, hay đá granite, đá marble nhập khẩu.
-
Mã HS và thuế suất nhập khẩu hàng gạch ốp lát
Dưới đây là những Mã HS của nhóm hàng gạch ốp lát:
68114021 – Gạch lát nền hoặc ốp tường chứa plastic
68114022 – Dùng để lợp mái, ốp bề mặt hoặc làm vách ngăn
68118210 – Gạch lát nền hoặc ốp tường chứa plastic
68129920 – Gạch lát nền hoặc ốp tường
68128040 – Gạch lát nền hoặc ốp tường
69072313 – Gạch lát đường, lát nền và lòng lò hoặc gạch ốp tường, đã tráng men
69072314 – Loại khác, đã tráng men
69072391 – Gạch lát đường, lát nền và lòng lò hoặc gạch ốp tường, không tráng men
69072392 – Loại khác, không tráng men
69072393 – Gạch lát đường, lát nền và lòng lò hoặc gạch ốp tường, đã tráng men
Căn cứ vào thực tế hàng hóa, doanh nghiệp cần xác định được mã HS của lô hàng. Sau đó, tra cứu biểu thuế nhập khẩu gạch ốp lát tương ứng với mã HS và xuất xứ hàng hóa, để tính toán số tiền thuế phải nộp, trong đó có thuế nhập khẩu và thuế VAT cho hàng nhập khẩu.
-
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu gạch ốp lát
-
Bước 1 – Đăng ký Kiểm định chất lượng & Hợp quy
Hồ sơ đăng ký Kiểm định chất lượng gồm:
- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng (theo mẫu do Sở Xây dựng cung cấp)
- Chứng từ nhập khẩu: Hợp đồng, Invoice, Packing List, Bill of Lading, …
Xem thêm: Quy trình kiểm tra chất lượng sau thông quan khi nhập khẩu gạch ốp lát
-
Bước 2 – Khai báo hải quan
Sau khi được Sở xây dựng cấp số đăng ký kiểm tra chất lượng, nhập nội dung và truyền tờ khai hải quan bằng phần mềm. Lưu ý đính kèm file Đăng ký KTCL, cùng với Invoice, Bill, C/O…
Hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai hải quan
- Các giấy tờ khác: Invoice, Bill of Lading, C/O…
- Giấy xin đem hàng về kho bảo quản (chờ kết quả kiểm tra chất lượng)
Khi chứng từ hợp lệ, hải quan đồng ý cho Doanh nghiệp đem hàng về kho bảo quản, chờ lấy mẫu giám định.
-
Bước 3 – Kiểm định hàng hóa
Thu xếp xe để đưa hàng về kho riêng, sau đó làm việc với 1 cơ quan kiểm định đủ điều kiện và được Bộ xây dựng công nhận và mời họ đến kiểm định hàng hóa.
Đơn vị này sẽ làm thủ tục lấy mẫu và kiểm định hàng hóa theo quy trình của họ, phù hợp với Quy định của Nhà nước.
Khi hàng đạt chất lượng sẽ được cấp 2 loại giấy tờ: Kết quả thử nghiệm, và Giấy chứng nhận hợp quy.
-
Bước 4 – Thông báo kết quả kiểm định
Bạn nộp tiếp (bản gốc) 2 loại giấy tờ nêu trên cho Sở Xây dựng (như trong bước 1). Cơ quan này sẽ phát hành 1 tờ giấy “Thông báo Kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu” có ký đóng dấu cua Sở. Trong đó có phần kết luận rất quan trọng: hàng hóa đáp ứng yêu cầu chất lượng hàng hóa nhập khẩu.
Với loại giấy này, lô hàng nhập của bạn coi như đã đạt chất lượng.
-
Bước 5 – Thông quan
Đem bản gốc Thông báo trên của Sở XD nộp cho hải quan để thông quan cho lô hàng.
-
Bước 6 – Mang hàng về kho bảo quản và sử dụng
Tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang hàng về kho.
Trên đây là toàn bộ quy trình về phân loại hồ sơ, biểu thuế và chi tiết về thủ tục nhập khẩu gạch ốp lát. Hikari Logistics hân hạnh là đối tác đồng hành, sát cánh cùng doanh nghiệp trong lĩnh vực nhập khẩu và kinh doanh gạch ốp lát. Quý khách có nhu cầu biết thêm chi tiết, vui lòng inbox fanpage hoặc liên hệ trực tiếp hotline Hikari Logistics để được tư vấn tận tình!