Hiện nay, có rất nhiều loại hình nhập khẩu hàng hóa. Phổ biến nhất phải nói đến chính là hình thức vận chuyển và nhập khẩu bằng đường biển. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp, cá nhân vẫn chưa nắm được quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa đường biển. Chính vì vậy, trong bài viết này Hikari Logistics sẽ giúp bạn nắm lòng 9 bước trong quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa đường biển.

VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA ĐƯỜNG BIỂN LÀ GÌ
Vận chuyển đường biển là phương thức vận chuyển hàng hóa phổ biến trên thế giới sử dụng các tàu chở hàng lớn. Có một số hình thức vận chuyển đường biển khác nhau, bao gồm:

- Tải nguyên container (FCL) trong đó một lô hàng được xếp vào một container có thể dài từ 20 – 45 feet.
- Dưới tải trọng container (LCL) trong đó một số lô hàng dùng chung một container và được chia nhỏ tại điểm đến của chúng.
- RORO (Roll on roll off) trong đó xe tải và các phương tiện khác lái lên tàu với hàng hóa chất trên xe, chúng được bảo đảm an toàn cho cuộc hành trình, và sau đó chỉ cần lái xe đến điểm đến của bạn.
- Vận chuyển hàng rời khô, được sử dụng cho các loại hàng hóa như kim loại hoặc hệ thống thiết bị máy móc, bê tông… có thể được thả hoặc đổ vào hầm tàu chứ không phải được chất lên container.
MỘT SỐ HỒ SƠ CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA ĐƯỜNG BIỂN
- Hợp đồng hoặc đơn đặt hàng. ( Sale Contract)
- Hóa đơn thương mại. ( Commercial Invoice)
- Phiếu đóng gói hàng hóa ( Packing list)
- Vận đơn trong vận tải biển ( B/L – Bill of lading)
- Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O – Certificate of origin)
- Tờ khai nhập khẩu
Trên đây là một số hồ sơ bạn cần chuẩn bị trước khi xuất – nhập khẩu hàng hóa đường biển. Ngoài ra tùy thuộc vào hàng hoá, đơn vị vận chuyển mà sẽ có thêm những giấy tờ liên quan khác
9 BƯỚC TRONG QUY TRÌNH XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA ĐƯỜNG BIỂN – HÀNG CONTAINER
Đối với các loại hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển theo container phải trả qua 9 bước chung:
Bước 1: Shipper và Cnee ký kết hợp đồng mua bán quốc tế.
Đây là khâu đầu tiên trong quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa cũng chính là khâu quan trọng nhất quyết định đến lợi nhuận của công ty. Bạn phải tiến hành đàm phán với khách hàng và cuối cùng là tiến đến việc ký kết hợp đồng ngoại thương cho việc xuất khẩu lô hàng.
Bước 2: Shipper chuẩn bị đầy đủ hàng hóa.
Sau khi lấy được booking từ hãng tàu, shipper nhanh chóng hoàn thành khâu chuẩn bị hàng hóa đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng như trong hợp đồng thương mại. Cùng với đó cũng cần hoàn chỉnh các hồ sơ, giấy tờ, chứng từ cần thiết cho hàng hóa.
Bước 3: Shipper đặt booking đặt lịch tàu với forwarder lấy vỏ container rỗng
Trong quy trình xuất – nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển, bước đầu tiên chính là booking tàu. Tuy nhiên, trước khi thực hiện được bước này, bạn cần phải tiến hành ký kết hợp đồng ngoại thương (sale contract). Khi booking tàu để nhập hàng, bạn chỉ cần cung cấp thông tin cho dịch vụ vận chuyển FWD tại Việt Nam để lấy booking. Sau đó, họ sẽ liên hệ với đối tác của bạn để phối hợp đóng hàng theo kế hoạch đã được xác định trước đó.

Để lấy booking tàu, bạn cần cung cấp đầy đủ các thông tin sau cho hãng tàu:
- Cảng đi (port of loading): nơi mà hàng hóa của bạn được xếp lên tàu.
- Cảng chuyển tải: có hai hình thức là chuyển tải (transit) và đi thẳng (direct). Tùy thuộc vào quy định, sự thống nhất giữa hai bên mà sẽ lựa chọn hình thức phù hợp.
- Cảng đến (port of discharge): nơi hạ container.
- Tên hàng, trọng lượng: dựa trên thông tin trên bộ hồ sơ chứng từ để cung cấp.
- Thời gian tàu chạy (ETD): ngày dự kiến tàu xuất phát.
- Thời gian đóng hàng: theo kế hoạch thống nhất giữa hai bên.
- Các yêu cầu khác: loại container, kích cỡ, nhiệt độ, độ thông gió,…
Bước 4: Shipper hoặc ủy thác của shipper kéo vỏ container rỗng về kho đóng hàng hoặc đóng tại cảng.
Sau khi có vỏ container rỗng, doanh nghiệp sẽ kéo về kho để tiến hàng đóng hàng hóa của mình. Sau khi nhận được container thì chú ý kiểm tra xem container có ở tình trạng tốt, có bị thủng, hư ván sàn hay không vì những điều này sẽ ảnh hưởng đến an toàn hàng hóa khi vận chuyển trên biển.
Trong quá trình đóng hàng, nếu lô hàng phải làm kiểm tra tại cảng (như kiểm dịch), thì nên kẹp trước chì tạm để hạ container về cảng. Khi lấy mẫu kiểm tra xong, lúc đó mới kẹp chì hãng tàu, như vậy sẽ tránh mất phí do phải xin lại chì mới. Đóng hàng xong, chúng ta cần chuẩn bị phiếu xác nhận khối lượng (VGM) để nộp cho cảng.
Bước 5. Shipper kéo hàng ra bãi, hạ cont tại bãi và làm thủ tục hải quan.
Đây là bước quan trọng trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển. Còn trong quá trình làm thủ tục hải quan thì chuẩn bị chứng từ là khâu quan trọng nhất.
Để có thể tiến hành khai báo hải quan, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
Hợp đồng (contract).
Hóa đơn thương mại (commercial invoice).
Phiếu đóng gói (packing list).
Vận đơn (bill of lading).
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O (nếu có).
Giấy phép nhập khẩu (nếu có).
Các chứng từ khác.
Bước 6. Hàng lên tàu và vận chuyển trên biển sang cảng đích.
Sau khi lô hàng đã được thông quan, doanh nghiệp cần cung cấp bill chi tiết để hãng tàu lên vận đơn (cần được làm trước giờ cắt máng closing time và trước bước trục xuất). Giao hàng cho tàu sẽ được hoàn tất khi bạn đã nhận được vận đơn đường biển, nó có thể là bill gốc (3 bản) hoặc surrendered bill.
Đối với quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển, công việc thực hiện giám sát, theo dõi toàn bộ tiến trình đóng hàng để cập nhật cho đối tác sẽ do nhà xuất khẩu, đại lý hoặc chi nhánh giao dịch FDW ở Việt Nam

Bước 7. Shipper hoàn thiện bộ chứng từ tài chính và thương mại gửi cho cnee để thanh toán.
Người làm thủ tục xuất nhập khẩu phải hoàn tất bộ chứng từ thanh toán bao gồm: hóa đơn thương mại (commercial invoice), vận đơn đường biển, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), phiếu đóng gói (packing list) và giấy chứng nhận khử trùng.
Trong trường hợp bạn thanh toán bằng L/C thì bạn phải nộp bộ chứng từ đến ngân hàng bảo lãnh thông báo.
Bước 8. Tàu cập cảng đích, Cnee làm thủ tục hải quan.
Để có thể tiến hành khai báo hải quan, cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau: Hợp đồng (contract), Hóa đơn thương mại (commercial invoice), Phiếu đóng gói (packing list), Vận đơn (bill of lading), Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O (nếu có), Giấy phép nhập khẩu (nếu có), Các chứng từ khác.
Sau bước này sẽ là bước lên tờ khai hải quan. Hiện nay, có thể khai báo qua mạng qua hệ thống khai báo hải quan điện tử. Để có thể tiến hành khai báo hải quan qua mạng cần có đầy đủ các giấy tờ sau: Sales contract, Commercial invoice, Packing list, Bill of lading, C/O, hóa đơn cước (nếu có) và một số chứng từ liên quan khác.
Ngoài những chứng từ trên, cần lưu ý đến chữ ký số để đăng nhập và truyền tờ khai trên phần mềm khai hải quan điện tử.
Bước 9. Hàng thông quan, Cnee gắp cont hàng lên xe, kéo cont hàng về kho và trả lại vỏ rỗng
Sau khi tiến hành thanh lý tờ khai, bạn hãy đến phòng thương vụ của cảng và mang theo D/O để đóng phí. Tiếp theo, giao cho tài xế các chứng từ như: phiếu EIR, D/O,… để tài xế trình hải quan giám sát cổng và cho xe rời khỏi cảng chờ hàng về kho.
Khi xe chở hàng về đến kho, hãy tiến hành kiểm tra các giấy tờ như: seal, tình trạng container hoặc xe chở hàng,… Sau khi rút hàng xong, tài xế sẽ mang container trả về cảng hoặc ICD.

Trong đó:
- Shipper: Người xuất khẩu/ bên ủy thác
- Cnee: Người nhập khẩu/ bên ủy thác
- Forwarder: Đại lý logistics
Nếu bạn đang thắc mắc hay gặp vấn đề về quy trình xuất nhập khẩu hàng hoá theo đường biển thì Hikari Logistics có thể giúp bạn giải quyết những vấn đề này
𝐇𝐢𝐤𝐚𝐫𝐢 𝐋𝐨𝐠𝐢𝐬𝐭𝐢𝐜𝐬 – Chúng tôi tự hào là một trong những nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế và nội địa chất lượng nhất tại Việt Nam.
——————————————————
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI HIKARI
Hotline: 079 674 6999 – 0905 368 888
Email: info@hikarilogistics.com
Fanpage: https://www.facebook.com/HikariLogistics