Tin ngành

3 MẶT HÀNG NHẬP KHẨU CỰC HOT MÙA TRUNG THU

Không chỉ là ngày lễ đoàn viên, Trung thu là thời điểm kinh doanh vô cùng lý tưởng. Vì mang tính chất kinh doanh theo thời vụ nên người bán cần chớp thời cơ, lựa chọn những sản phẩm có nhu cầu lớn để dẫn đầu thị trường và mang về nguồn thu lớn. Nếu bạn còn đang phân vận không biết nên kinh doanh gì dịp trung thu này, đừng bỏ qua 3 mặt hàng nhập khẩu cực hot dưới đây nhé. Trung thu là thời điểm kinh doanh vô cùng lý tưởng. Bánh trung thu hàng nhập khẩu Bánh trung thu nhập khẩu mang hương vị mới lạ. Nhắc đến trung thu dĩ nhiên không thể bỏ qua các món bánh nướng, bánh dẻo hấp dẫn đã trở thành nét văn hóa không thể thiếu tại Việt Nam mỗi dịp trăng tròn tháng tám. Cứ đến dịp này, thị trường bánh trung thu trở nên nhộn nhịp, tấp nập kẻ bán, người mua. Bên cạnh các loại bánh nội địa đã trở nên quá quen thuộc, những sản phẩm bánh trung thu nhập khẩu lại mang hương vị độc đáo, mới lạ thu hút người tiêu dùng. Điển hình như các dòng bánh trung thu hàng nhập khẩu với nhân lava trứng muối tan chảy đã từng làm mưa, làm gió suốt một thời gian dài trên thị trường và vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.   Lồng đèn, đồ chơi trẻ em nhập khẩu Món quà yêu thích mà người lớn dành tặng trẻ nhỏ. Trung thu là Tết thiếu nhi, là dịp mà người lớn trong gia đình dành tặng những món quà ý nghĩa cho trẻ em. Đó có thể là những cuốn sách hoặc các món đồ chơi mà các bé yêu thích. Vậy tại sao bạn lại không nghĩ đến ý tưởng kinh doanh đồ chơi trẻ em ngay dịp trung thu này. Bên cạnh các món đồ chơi truyền thống, đồ chơi trẻ em hàng nhập khẩu từ nước ngoài cũng được thị trường rất ưa chuộng. Lợi thế lớn nhất của các món đồ chơi trẻ em nhập khẩu chính là mẫu mã đa dạng cùng với giá thành rẻ. Mặc dù có một số khách hàng có quan niệm e dè với mặt hàng này nhưng khi nhập khẩu chính ngạch, người kinh doanh có thể đưa ra những giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ rõ ràng cùng kiểm định chất lượng để khách hàng yên tâm.  Rượu - Mặt hàng nhập khẩu sang trọng Rượu nhập khẩu phù hợp dành tặng đối tác, khách hàng dịp trung thu. Xã hội ngày càng phát triển, những món quà tặng dịp lễ trung thu cũng rất được quan tâm và chú trọng. Bên cạnh các món quà quen thuộc như bánh trung thu, trà thì rượu nhập khẩu là một gợi ý thú vị được nhiều người lựa chọn trong thời gian gần đây. Ưu điểm lớn nhất của món quà này chính là sự bắt mắt, sang trọng và tinh tế. Do đó không khó hiểu khi nhiều doanh nghiệp lựa chọn rượu vang nhập khẩu làm quà tặng dành cho quý khách hàng, đối tác quan trọng. Trên đây là một số mặt hàng nhập khẩu vô cùng tiềm năng cho thị trường kinh doanh mùa trung thu. Nếu bạn là người mới trong lĩnh vực này, điều quan trọng là tìm được đối tác ủy thác xuất nhập khẩu đáng tin cậy. Hikari Logistics với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu sẽ hỗ trợ bạn trong việc tìm nguồn hàng, đàm phán và vận chuyển về Việt Nam nhanh chóng, an toàn. Liên hệ ngay Hikari Logisitcs ngay hôm nay để nắm bắt cơ hội dẫn đầu thị trường kinh doanh hàng nhập khẩu mùa trung thu nhé.

Tin ngành

PHÂN LUỒNG HẢI QUAN LÀ GÌ? Ý NGHĨA CỦA PHÂN LUỒNG HẢI QUAN 

Phân luồng hải quan được xem là một trong những khâu quan trọng của lĩnh vực xuất nhập khẩu. Việc phân luồng hải quan sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình, kết quả thông quan của hàng hoá. Vì vậy, các doanh nghiệp cần hiểu và nắm rõ chi tiết để thông quan hàng hoá một cách nhanh chóng nhất. Cùng Hikari Logistics tìm hiểu chi tiết về khái niệm và ý nghĩa của hoạt động này nhé. Phân luồng hải quan là gì? Phân luồng hải quan là một thủ tục, công cụ và hình thức với mục đích giúp hải quan giám sát, kiểm tra, quản lý hàng hóa ra vào lãnh thổ Việt Nam.  Phân loại hàng hóa hiện nay chia ra 3 luồng: Luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ. Ý nghĩa của phân luồng hải quan Phân luồng hải quan có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Mục tiêu của hoạt động này là tăng tính chính xác, hiệu quả và an toàn trong quá trình vận chuyển hàng hóa qua biên giới quốc gia. Ngoài ra, hoạt động này còn giúp Hải quan thực hiện hiệu quả quá trình quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu. Từ đó dễ dàng phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật, ngăn chặn các nguồn hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng giả, hàng kém chất lượng nhập khẩu trái phép vào Việt Nam. Phân loại luồng hải quan Hiện nay hàng hóa sẽ được phân thành 3 luồng gồm: Luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ Tương tự như quy tắc của cột đèn giao thông, mức độ kiểm tra của cơ quan hải quan sẽ được sắp xếp tăng dần từ luồng xanh. Mức độ kiểm soát cao nhất áp dụng cho luồng đỏ. Đối với luồng đỏ hàng hóa thông quan sẽ được kiểm tra nghiêm ngặt hơn theo quy định của pháp luật. 3.1 Luồng xanh:  Luồng xanh là luồng được nhiều doanh nghiệp mong chờ nhất. Khi tờ khai được phân luồng xanh thì thời gian thông quan rất nhanh. Từ đó rút ngắn được chi phí lưu kho, chi phí logistics cho doanh nghiệp và đẩy nhanh được tốc độ lấy hàng. Luồng xanh sẽ được miễn kiểm tra chi tiết các loại hồ sơ, hàng hóa. Tờ khai hải quan sẽ được tự động thông quan trên hệ thống nhưng cần chú ý sau khi thông quan phải đính kèm hồ sơ hải quan lên hệ thống V5. 3.2 Luồng vàng:  Đối với luồng vàng, hải quan kiểm tra hồ sơ gồm hồ sơ đã đính kèm lên hệ thống V5 cùng các hồ sơ khác nếu có như giấy phép, kiểm dịch, C/O…. Tuy nhiên sẽ được miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa.  3.3 Luồng đỏ:  Trường hợp là luồng đỏ hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra chi tiết thực tế hàng hóa. Có 3 mức độ kiểm tra thực tế (Theo Thông tư 112/2005/TT-BTC): Mức 1:Kiểm tra toàn bộ lô hàng Mức 2: Kiểm tra thực tế 10% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm. Mức 3: Kiểm tra thực tế 5% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm. Phân luồng hải quan có ý nghĩa quan trọng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Hơn nữa còn nâng cao ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Liên hệ với Hikari Logistics để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết nếu quý khách hàng, doanh nghiệp cần thông tin về dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế hay các dịch vụ khác. Xem thêm: Vận chuyển Ấn Độ - Việt Nam

Tin ngành

LOCAL CHARGE LÀ PHÍ GÌ? CÁC LOẠI PHÍ LOCAL CHARGE PHỔ BIẾN

Local charge là một thuật ngữ trong lĩnh vực logistics và vận chuyển hàng hóa, đề cập đến các loại phí phát sinh tại địa phương hoặc cảng đến. Các khoản phí này bù đắp cho các chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ cảng xuất phát đến cảng đến hoặc điểm đến cuối cùng. Cùng Hikari Logistics tìm hiểu chi tiết về Local charge thông qua bài viết dưới đây nhé. 1. Local Charge là phí gì? Local charge (LCC) là phí địa phương được trả tại cảng xếp hàng và cảng dỡ hàng. Ngoài cước biển (Ocean Fee - O/F), các hãng tàu hay các Forwarder thường thu thêm một khoản LCC. Trong một lô hàng thì phí LCC này cả shipper và consignee đều phải đóng. Phí này được thu theo hãng tàu và cảng. 2. Các loại phí Local Charge Dưới đây là một số loại phí local charge phổ biến thường xuất hiện trong vận chuyển hàng hoá. 2.1 Phí Terminal Handling Charge - THC Đây là phí trả cho các hoạt động tại cảng và tính theo mỗi container. Phí này bù vào các khoản phí như xếp dỡ hàng, tập kết cont tại bãi… Dựa vào đó hãng tàu sẽ không bị chịu thêm phụ phí nào mà sẽ thu phí lại từ chủ hàng. Phí này thường gọi tắt là THC. 2.2 Phí Handling Fee Phí này là phí chi trả cho Forwarder để họ hỗ trợ chủ hàng giao dịch với hãng tàu, với đại lý ở nước ngoài để triển khai một số công việc như phát hành B/L, D/O, khai báo hải quan và làm một số chứng từ khác. 2.3 Phí Delivery Order Fee - D/O Đây được hiểu là phí phát hành lệnh giao hàng, gọi tắt là D/O. Khi có lô hàng nhập khẩu và có Arrival Notice thì consignee phải đến hãng tàu để lấy lệnh giao hàng D/O. Sau đó mang D/O đến cảng để xuất trình cho kho và làm phiếu lấy hàng. Hãng tàu khi làm lệnh giao hàng thì sẽ thu phí D/O này. 2.4 Phí AMS AMS là phí bắt buộc phải đóng do hải quan một số nước như Mỹ, Canada… yêu cầu. Khi nhập khẩu vào các nước này bạn phải khai báo hàng hóa một cách chi tiết trước khi xếp dỡ lên tàu. Mức phí AMS sẽ dao động khoảng 30 USD/bill. 2.5 Phí B/L; Phí AWB, Phí chứng từ Đây là các phí tương tự như phí D/O. Túc là khi có lô hàng xuất khẩu, các hãng tàu sẽ phát hành hóa đơn vận tải biển, hoặc hóa đơn vận tải hàng không. Phí gửi hàng mà người gửi hoặc nhận sẽ do công ty vận chuyển làm hộ. 2.6 Phí Container Freight Station Fee - CFS Phí CFS là một trong những loại phí local charge thường gặp nhất. Phí này sẽ do các công ty vận chuyển thu khi phải dỡ hàng từ container về kho hoặc từ kho ra container. 2.7 Phí chỉnh sửa Bill of Lading Loại phí này chỉ áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài. Có thể vì một vài nguyên nhân khi hàng về bạn cần phải chỉnh sửa lại các thông tin trên B/L. Lúc này bạn cần yêu cầu các hãng tàu chỉnh sửa hộ và các hãng tàu này sẽ thu phí cho việc chỉnh sửa đó. Mức phí có thể giao động từ 50-100 USD. 2.8 Phí Bunker Adjustment Factor - BAF Có thể gọi tắt loại phí này là BAF. Đây là phụ phí bù cho biến động giá nhiên liệu theo từng thời kỳ. Phí BAF sẽ có mức đóng khác nhau tùy thuộc vào hãng tàu thu phí của chủ hàng và theo từng tuyến Châu Âu và tuyến Châu Á. 2.9 Phí Peak Season Surcharge - PSS Phí này gọi tắt là PSS và được các hãng tàu thu trong các mùa cao điểm về vận chuyển hàng hóa. Phí này chỉ mang tính thời điểm và xuất hiện khi đến đợt nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng cao. 2.10 Phí Container Imbalance Charge - CIC Đây là phí mất cân đối vỏ container, phí này còn có cách gọi khác là phụ phí trội hàng nhập. Phí này sẽ các hãng tàu thu để bù vào chi phí cho việc vận chuyển container từ nơi thừa cont đến nơi thiếu cont nhằm đảm bảo các địa điểm luôn có đủ lượng cont để đóng hàng. 2.11 Phí General Rate Increase - GRI Đây là phí chuyên áp dụng đối với hàng đông lạnh. Loại hàng này thường được đóng trong các cont lạnh và cont lạnh thì cần phải được cắm điện liên tục để giữ lạnh cho hàng hóa ở trong. Tiền phí này cũng coi như là tiền điện duy trì lạnh cho các container này vậy. 3. Một số loại phí Local Charge khác Ngoài những loại phí local charge đã kể trên ra, vẫn còn một số loại phí local charge khác như: Phí niêm phong chì Seal Phí soi chiếu an ninh Phụ phí giảm thải lưu huỳnh Phí khai báo an ninh, hải quản vào một số quốc gia Phí truyền dữ liệu Trên đây là thông tin chi tiết về Local Charge và một số loại phí Local Charge mà bạn cần nắm khi vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu. Theo dõi Hikari Logistics để biết thêm nhiều thông tin mới liên quan đến logistics và xuất nhập khẩu nhé. Xem thêm: Hãng tàu lớn nhất thế giới mở tuyến đến Việt Nam  

Tin Hikari

Tin ngành

Hãng tàu lớn nhất thế giới mở tuyến mới đến Việt Nam

Tàu MSC ADONIS là một trong 6 tàu được triển khai trên tuyến này, kết nối Việt Nam với các cảng lớn Trung Quốc, Ấn Độ và các nước châu Á khác. Sáng 3/7, đại diện cảng SSIT (Công ty TNHH Liên doanh Dịch vụ Container Quốc tế Cảng Sài Gòn - SSA) cho biết, cảng vừa đón thành công tàu MSC ADONIS của tuyến dịch vụ nội Á mới - tuyến Shikra. [caption id="attachment_1741" align="aligncenter" width="1024"] Hãng tàu lớn nhất thế giới mở tuyến mới đến Việt Nam[/caption] Đây là tuyến dịch vụ container được khai thác bởi hãng tàu MSC (Mediterranean Shipping Company). MSC là hãng tàu lớn nhất thế giới và là một trong những doanh nghiệp toàn cầu hàng đầu về lĩnh vực Vận chuyển và Logistics có trụ sở chính tại Geneva, Thụy Sĩ. Tàu MSC ADONIS là một trong 6 tàu được triển khai trên tuyến này, kết nối Việt Nam với các cảng lớn Trung Quốc, Ấn Độ và các nước châu Á khác. Tuyến Shikra là tuyến mới chạy riêng biệt, được đặt tên theo loài chim săn mồi nhỏ sinh sống ở phần lớn Đông Nam Á và Ấn Độ. Tuyến dịch vụ này sẽ giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường châu Á và mang lại sự linh hoạt hơn cho các khách hàng trên toàn thế giới. [caption id="attachment_1747" align="aligncenter" width="1024"] Tàu MSC ADONIS cập cảng SSIT[/caption] Cũng theo đại diện cảng này, trong hai tháng 7 tới sẽ có thêm hai tuyến mới là Lang Co Express và Dolphin của Hãng tàu lớn nhất thế giới MSC bắt đầu cập cảng SSIT. “Cảng SSIT đánh giá cao sự tin tưởng của hãng tàu MSC khi đưa tuyến dịch vụ mới vào làm hàng tại cảng nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại ngày càng thịnh vượng, phát triển giữa Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước khác trong khu vực châu Á. Cảng SSIT sẽ duy trì cung cấp dịch vụ đẳng cấp thế giới cho hãng tàu MSC và các hãng tàu, khách hàng tại cảng SSIT...", ông Robert Hildebrand, Tổng giám đốc cảng SSIT chia sẻ. Theo Báo Giao Thông.  

Tin ngành

CHÍNH THỨC: THUẾ SUẤT VAT GIẢM TỪ 10% XUỐNG 8% TỪ NGÀY01/07/2023

Ngày 24/06/2023, tại Nghị quyết Kỳ họp thứ 5 - Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thông qua quyết định giảm 2% mức thuế suất thuế GTGT với các nhóm hàng cụ thể. Vậy nội dung và các nhóm hàng được giảm mức thuế GTGT được quy định như thế nào? Cùng Hiakri Logistics tìm hiểu cụ thể trong bài viết này nhé. 1. Thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng khi xuất khẩu, trừ các trường hợp sau đây: - Chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài. - Dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài. - Dịch vụ cấp tín dụng. - Chuyển nhượng vốn. - Dịch vụ tài chính phái sinh. - Dịch vụ bưu chính, viễn thông. - Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác; sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên. Lưu ý: Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được tiêu dùng ở ngoài Việt Nam, trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của Chính phủ. 2. Thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ sau đây: - Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt. - Quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng. - Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp. - Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa qua chế biến, trừ sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng. - Mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá. - Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng và sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng. - Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn. - Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp; bông sơ chế; giấy in báo. - Thiết bị, dụng cụ y tế; bông, băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh. - Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập, bao gồm các loại mô hình, hình vẽ, bảng, phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học, - Hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim. - Đồ chơi cho trẻ em; sách các loại, trừ sách quy định tại khoản 15 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng. - Dịch vụ khoa học, công nghệ theo quy định của Luật khoa học và công nghệ. - Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật nhà ở. 3. Thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% và thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% Từ ngày 1/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023, đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc Mục 1 và Mục 2 nêu trên thì áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 8%; trừ nhóm hàng hóa sau đây (sẽ áp dụng mức thuế suất 10%): Viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Trên đây là nội dung về chính sách giảm thuế GTGT 2% từ 01/07/2023. Giảm thuế GTGT là hoạt động cần thiết nhằm phục hồi nền kinh tế và gia tăng sức mua từ người tiêu dùng. Nắm rõ các đối tượng được giảm thuế GTGT xuống còn 8% giúp các doanh nghiệp xác định chính xác hàng hóa của công ty có được áp dụng chính sách này hay không. Cùng theo dõi Hikari Logistics để cập nhật nhiều thông tin mới và hữu ích liên quan đến xuất nhập khẩu và logistics bạn nhé! Xem thêm: https://hikarilogistics.com/quy-dinh-moi-ve-xac-dinh-xuat-xu-hang-hoa-xuat-nhap-khau/

Tin ngành

Hàng hóa xuất, nhập khẩu có quy định mới về xuất xứ

Hàng hoá xuất nhập khẩu áp dụng quy định mới về xuất xứ được Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 33/2023/TT- BTC. Thông tư quy định, trước khi làm thủ tục hải quan đối với lô hàng hoá xuất nhập khẩu, tổ chức, cá nhân có đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa thì nộp bộ hồ sơ đề nghị. Hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ gồm: 01 bản chính Đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; 01 bản chụp Bảng kê khai chi phí sản xuất và Bảng khai báo xuất xứ của nhà sản xuất, nhà cung cấp nguyên liệu trong nước trong trường hợp nguyên liệu, vật tư đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác; 01 bản chụp quy trình sản xuất hoặc Giấy chứng nhận phân tích thành phần (nếu có); 01 bản chụp Catalogue hoặc hình ảnh hàng hóa. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ nêu trên đến Tổng cục Hải quan trong thời hạn quy định tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan. Tổng cục Hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và thực hiện thủ tục xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu theo quy định tại Điều 28 Luật Hải quan và khoản 11 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP. Kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu trong thông quan Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu trên cơ sở kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan, văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu (nếu có), chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu có) và xử lý như sau: Trường hợp kết quả kiểm tra phù hợp với nội dung khai của người khai hải quan trên tờ khai hải quan thì chấp nhận xuất xứ hàng hóa; Trường hợp Chi cục Hải quan có đủ căn cứ xác định xuất xứ hàng hóa không đúng theo nội dung khai của người khai hải quan trên tờ khai hải quan thì xử lý theo quy định và yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung theo quy định tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC; Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan có cơ sở nghi ngờ xuất xứ hàng hóa xuất khẩu hoặc có thông tin cảnh báo về gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp thì thực hiện như sau: Thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo phương thức, mức độ do Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định; Đề nghị người khai hải quan trong thời hạn 10 ngày phải nộp 01 bản chụp một trong các tài liệu sau để chứng minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu: Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu có); Trường hợp áp dụng tiêu chí xuất xứ "Tỷ lệ phần trăm của giá trị" thì nộp hóa đơn, chứng từ mua bán nguyên liệu, vật tư; quy trình sản xuất.. Trong khi chờ kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ, hàng hóa xuất nhập khẩu được thực hiện thủ tục hải quan, thông quan theo quy định. Thông tư số 33/2023/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/7/2023. Theo dõi Hikari Logistics để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất. Xem thêm: Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi mới

Tin ngành

QUY TRÌNH XỬ LÝ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SAU THÔNG QUAN

Theo quy định, một số hàng hóa thuộc danh mục nhóm 2 phải kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu được quy định bởi các bộ ban ngành. Ví dụ một số mặt hàng của bộ: Khoa học công nghệ, Công thương, Bộ Lao Động Thương binh Xã hội,... Do đó, bạn cần nắm rõ thông tin và có sự chuẩn bị kỹ sau khi hàng hoá thông quan. Cùng Hikari Logistics tìm hiểu chi tiết 6 bước trong quy trình xử lý kiểm tra chất lượng hàng hoá sau thông quan thông qua bài viết dưới đây nhé. 1. Chuẩn bị hồ sơ chứng từ để kiểm tra chất lượng của lô hàng Trước khi hàng về đến cảng nhập, trong quá trình hàng hóa đang vận chuyển về Việt Nam, cần chuẩn bị chứng từ đầy đủ. Bộ chứng từ bao gồm: hồ sơ nhập khẩu, lên các form như nhãn phụ sản phẩm, hình ảnh sản phẩm, các thông tin về thông số kỹ thuật quy chuẩn tiêu chuẩn cho sản phẩm đó. Giấy tờ yêu cầu bao gồm: Tập hợp và kiểm tra bộ hồ sơ nhập khẩu: bill, inv, packing list, sale contracts, C/O Lên nhãn phụ sản phẩm, file hình ảnh hàng hóa Lên nháp đăng ký kiểm tra chất lượng trên trang 1 cửa Lấy mã hồ sơ phục vụ truyền tờ khai hải quan. 2. Lên tờ khai và đăng ký kiểm tra chất lượng Khi nhận được AN của lô hàng, tiến hành truyền tờ khai nhập khẩu. Sau khi có tờ khai nhập khẩu tiến hành đẩy chính thức đăng ký kiểm tra chất lượng trên trang của một cửa. Giấy tờ yêu cầu bao gồm: Đăng ký kiểm tra chất lượng được tiếp nhận Tờ khai hải quan. 3. Thông quan hàng hoá Sau khi được tiếp nhận đăng ký kiểm tra chất lượng, tiến hành thông quan hàng hóa mang hàng về kho. 4. Tiến hành kiểm tra kho hàng hoá và lấy mẫu về kiểm tra Sau khi hàng về đến kho, tiến hành báo cho bên kiểm nghiệm để bên kiểm nghiệm sắp xếp lịch trình kiểm tra. Bên kiểm nghiệm sẽ đến tiến hành kiểm tra kho hàng, chụp ảnh và quay lại nơi lưu trữ hàng hóa. Sau đó bên kiểm nghiệm sẽ tiến hành lấy mẫu về để tiến hành kiểm nghiệm. 5. Ra kết quả kiểm nghiệm và ra chứng nhận hợp quy Sau khi kiểm tra sản phẩm xong bên phía trung tâm kiểm nghiệm sẽ tiến hành ra kết quả kiểm nghiệm và chứng thư kiểm tra chất lượng trong vòng 7-14 ngày kể từ ngày lấy mẫu. Giấy tờ yêu cầu bao gồm kết quả kiểm nghiệm và chứng nhận hợp quy. 6. Tiến hành cập nhật chứng thư kiểm tra chất lượng lên hệ thống 1 cửa để hoàn thành thủ tục Sau khi nhận được chứng thư kiểm tra chất lượng tiến hàng cập nhật lên trang 1 cửa để bên chi cục đo lường chất lượng kiểm tra và hoàn thiện thủ tục kiểm tra chất lượng và ra quyết đinh hàng hóa đạt yêu cầu kiểm tra chất lượng cho hàng nhập khẩu. Giấy tờ yêu cầu bao gồm chứng nhập hợp quy bản scan. Xem thêm: 9 ký hiệu container bạn nhất định phải nắm Theo dõi thêm về Hikari Logistics để biết thêm nhiều thông tin hữu ích cho bạn nhé: Hotline: 0932001656 Email: info@hikarilogistics.com Fanpage: Hikari Logistics Trụ sở: 58 Phước Lý 9 – Phường Hòa Minh – Quận Liên Chiểu – Tp Đà Nẵng 39 Nguyễn Đình Thi – Phường Phước Long B – Thủ Đức – Tp Hồ Chí Minh. Tòa nhà Vinhome West Point – Đường Đỗ Đức Dục – Phường Mễ Trì – Quận Nam Từ Liêm – Tp Hà Nội. Phòng 605 – Toà Nhà Hải Minh – Km105 – Nguyễn Bỉnh Khiêm – Phường Đông Hải 2 – Quận Hải An – Tp Hải Phòng

Tin ngành

9 KÝ HIỆU CONTAINER CẦN PHẢI NẮM

Container là một khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực logistics. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình vận chuyển hàng hóa, các container khác nhau thường được đánh dấu bằng các ký hiệu riêng biệt. Cùng Hikari Logistics tìm hiểu về các ký hiệu này và ý nghĩa của chúng qua bài viết dưới đây nhé. 1. Container là gì? Thùng container là một loại hộp đựng hàng có kích thước tiêu chuẩn để vận chuyển hàng hóa trên đường bộ, đường biển hoặc đường hàng không. Chúng được làm từ các vật liệu như thép, nhôm, nhựa,... có thể chứa nhiều loại hàng hóa khác nhau. Các thùng container có kích thước tiêu chuẩn là 20 feet, 40 feet và được vận chuyển bằng xe tải hoặc tàu biển. 2. Ý nghĩa các ký hiệu trên container Mã chủ sở hữu Trên thùng container thường thấy 4 chữ in hoa góc phải. Ví dụ: COLU thì 3 chữ COL gọi là tiếp đầu ngữ cont và phải là bộ duy nhất, không trùng lặp với bộ của chủ container khác và được chủ container đăng ký trực tiếp với cục container Quốc Tế BIC. Các ký hiệu để phân biệt loại thiết bị bao gồm: - U: container chở hàng hóa - J: thiết bị có thể tháo rời - Z: đầu kéo hoặc mooc (khung xe) Số seri Số seri gồm 6 chữ số do chủ sở hữu tự đặt với quy ước không trùng tên với container khác. Mỗi số chỉ được sử dụng 1 lần, trong trường hợp khi không đặt tên đủ 6 số thì nên đặt thêm số 0 trước dãy số đó. Ví dụ: 200056 hoặc 002453 số được quy ước là số seri của thùng chứa. Chữ số kiểm tra Đây là số tương ứng đằng sau chuỗi số seri và tiếp đầu ngữ của thùng container. Đặc điểm  của chữ số này là được in và đóng khung, ví dụ số (5), (9)... Mục đích của việc gắn số xác minh là để kiểm tra số serial và mã hiệu của chủ container có chính xác hay không. Việc ứng dụng chữ số kiểm tra cho phép người vận hành, cảng, depot và các bên khác trong chuỗi cung ứng có thể tự động kiểm tra mã số và dễ dàng nhận diện mã container sai do sai sót trong quá trình nhập liệu. Đánh dấu phân loại: Gồm 2 ký tự, kí tự đầu là loại container như: G - General R-Refrigerate; U - Open top. Ký tự thứ 2 là đặc tính chính của container. Mã kích thước và kiểu - Mã kích thước: 2 ký tự (chữ cái hoặc chữ số). Ký tự thứ nhất biểu thị chiều dài container. Ký tự thứ hai biểu thị chiều rộng và chiều cao container. - Mã kiểu: 2 ký tự. Ký tự thứ nhất cho biết kiểu container. Ký tự thứ hai biểu thị đặc tính liên quan đến container. Tải trọng tối đa Khối lượng hàng hóa tối đa được tải Trọng lượng container Khối lượng của container Tổng số khối Tổng số khối bằng kích thước bên trong của container nhân lại với nhau Chứng nhận tiêu chuẩn Đây được coi như hộ chiếu để cho phép hàng hoá được di chuyển đi khắp nơi qua các nước. Các chứng nhận này minh chứng rằng container đủ tiêu chuẩn an toàn cho vận chuyển, chứa đầy đủ các thông tin của vỏ cont. Trên đây là những chia sẻ về các ký hiệu cơ bản trên container mà cần phải nắm. Liên hệ ngay Hikari Logistics nếu bạn muốn được tư vấn về bất kỳ thủ tục vận chuyển hàng hóa quốc tế nào nhé. Xem thêm: BIỂU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU MỚI ÁP DỤNG TỪ 15/7/2023   

Tin ngành

Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi mới áp dụng từ 15/7/2023

Chính phủ ban hành Nghị định số 26/2023/NĐ-CP Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp và thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan. [caption id="attachment_1703" align="aligncenter" width="1024"] Thông tin mới nhất về biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi.[/caption]   Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ban hành kèm theo 4 phụ lục sau: 1- Phụ lục I - Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế. 2- Phụ lục II - Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế. 3- Phụ lục III - Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp đối với mặt hàng xe ô tô chở người từ 15 chỗ ngồi trở xuống, đã qua sử dụng. 4- Phụ lục IV - Danh mục hàng hóa và mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan đối với các mặt hàng thuộc diện áp dụng hạn ngạch thuế quan. Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế Nghị định quy định Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này gồm mã số hàng hóa (mã hàng), mô tả hàng hoá, mức thuế suất thuế xuất khẩu quy định cho từng nhóm mặt hàng, mặt hàng chịu thuế xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu không có tên trong Biểu thuế xuất khẩu thì người khai hải quan khai mã hàng của hàng hoá xuất khẩu tương ứng với mã hàng 08 chữ số của hàng hóa đó theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và không phải khai thuế suất trên tờ khai hàng hoá xuất khẩu. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này bao gồm: Mục I: Quy định mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với 97 chương theo Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Nội dung gồm: Tên các Phần, Chương; Chú giải; Chú giải phân nhóm; Danh mục Biểu thuế nhập khẩu gồm mô tả hàng hoá, mà hãng (08 chữ số) theo Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định cho mặt hàng chịu thuế. Mục II: Quy định Danh mục hàng hóa và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc Chương 98. Nội dung gồm: Chú giải; Cách thức phân loại, điều kiện, thủ tục áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Chương 98, báo cáo kiểm tra quyết toán việc sử dụng hàng hóa được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Chương 98; Danh mục hàng hóa và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi. Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với các mặt hàng máy gia công cơ khí Các mặt hàng máy gia công cơ khí thuộc các nhóm hàng từ 84.54 đến 84.63 áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi như sau: 1- Các mặt hàng máy gia công cơ khí trong nước chưa sản xuất được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi bằng 0%. Máy gia công cơ khí nêu tại khoản này là loại không thuộc Danh mục máy móc, thiết bị trong nước đã sản xuất được do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định. 2- Các mặt hàng máy gia công cơ khí không thuộc trường hợp nêu tại khoản 1 Điều này áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của các nhóm từ 84.54 đến 84.63 quy định tại Mục I Phụ lục II về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Nghị định này. Thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xe ô tô đã qua sử dụng Nghị định quy định xe ô tô chở người đã qua sử dụng từ 09 chỗ ngồi trở xuống có dung tích xi lanh không quá 1.000cc thuộc nhóm hàng 87.03 áp dụng mức thuế tuyệt đối quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Xe ô tô chở người đã qua sử dụng từ 09 chỗ ngồi trở xuống có dung tích xi lanh trên 1.000cc thuộc nhóm hàng 87.03 và từ 10 đến 15 chỗ ngồi thuộc nhóm hàng 87.02 áp dụng mức thuế hỗn hợp quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Xe ô tô chở người đã qua sử dụng từ 16 chỗ ngồi trở lên thuộc nhóm hàng 87.02 và xe có động cơ đã qua sử dụng dùng để chở hàng hoá có khối lượng toàn bộ theo thiết kế không quá 05 tấn, thuộc nhóm hàng 87.04 (trừ ô tô đông lạnh, ô tô thu gom phế thải có bộ phận nén phế thải, ô tô xi téc, ô tô bọc thép để chở hàng hóa có giá trị; ô tô chở xi măng kiểu bồn và ô tô chở bùn có thùng rời nâng hạ được) áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 150%. Các loại xe ô tô khác đã qua sử dụng thuộc nhóm hàng 87.02, 87.03, 87.04 áp dụng mức thuế suất bằng 1,5 lần so với mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của xe ô tô chưa qua sử dụng cùng chủng loại thuộc cùng nhóm hàng quy định tại Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này. Vui lòng theo dõi Hikari Logistics để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất về các quy định, thị trường xuất nhập khẩu. *Theo Báo Chính Phủ*

Tin ngành

Áp dụng thuế suất thông thường với hàng hóa nhập khẩu

Phó thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 15/2023/QĐ-TTg quy định việc áp dụng thuế suất thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu. [caption id="attachment_1687" align="aligncenter" width="1024"] Quyết định sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 15/7/2023.[/caption] Quyết định này quy định việc áp dụng thuế suất thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Quyết định 15/2023/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ ngày 15/7/2023. Bao gồm chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; cơ quan hải quan, công chức hải quan; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khi thực hiện chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Biểu thuế của thuế suất thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định này gồm Danh mục (mô tả hàng hóa và mã hàng 08 chữ số) của các mặt hàng có mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi bằng 0% quy định tại Mục I, Mục II Phụ lục II Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 của Chính phủ quy định Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan. Mức thuế suất thông thường quy định cho từng mặt hàng tại Biểu thuế suất thuế nhập khẩu thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này. Hàng hóa nhập khẩu không có tên trong Danh mục của Biểu thuế suất thuế nhập khẩu thông thường tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này và không thuộc trường hợp hàng hóa nhập khẩu áp dụng thuế suất ưu đãi hoặc thuế suất ưu đãi đặc biệt theo quy định tại các điểm a, b khoản 3 Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 06/4/2016 thì áp dụng mức thuế suất thông thường bằng 150% mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định tại Phụ lục II Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 của Chính phủ. Theo Báo Đầu Tư

Tin ngành

Những Loại Tàu Vận Tải Biển Dùng Trong Xuất Nhập Khẩu

Bạn có biết vận tải đường biển chiếm đến 90% khối lượng thương mại. Chúng còn là phương tiện quan trọng để kết nối giao thương xuất nhập khẩu toàn cầu. Đơn giản vì chi phí vận chuyển này khá rẻ nhưng chở được số lượng lớn hàng hóa. Do đó có thể nói đây chính là phương thức vận chuyển hàng hóa phổ biến nhất. Tuy nhiên, đối với từng loại hàng hóa khác nhau thì cũng có các loại tàu chở hàng đặc thù phục vụ riêng. Bài viết này, Hikari Logistics sẽ giúp bạn làm rõ về vấn đề này. Ngoài ra, đây cũng là kiến thức cần phải nắm đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.  Tiêu chí phân loại tàu vận tải biển Có rất nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại tàu trong vận tải đường biển. Và Hikari Logistics sẽ chia sẻ 1 số tiêu chí ngay sau đây: Theo đối tượng chuyên chở Đầu tiên, căn cứ vào đối tượng chuyên chở, tàu vận tải đường biển được chia làm 3 loại: Tàu chở hàng: Là loại tàu chuyên dụng chở hàng hóa. Đây là dạng tàu rất phổ biến và phù hợp với hình thức vận chuyển ở nước ta. Đa số sẽ là tàu container – vì chúng khá dễ dàng xếp dỡ và vận chuyển.  Tàu chở khách:  Là loại tàu chỉ sử dụng để chở khách. Thông thường, loại tàu này có thiết kế rất thẩm mỹ và thời thượng. Trên tàu thường sẽ có bao gồm các dịch vụ đi kèm như ăn, ngủ, tiệc, hội nghị,…. Tốc độ của loại tàu này cao, tính an toàn đảm bảo. Đặc biệt, trên tàu luôn có đầy đủ hệ thống cứu hộ cứu nạn được trang bị khá kỹ lưỡng. Chúng luôn được kiểm tra một cách nghiêm ngặt và đáp ứng đúng quy trình quốc tế. Tàu kết hợp chở hàng & khách: Đây là loại tàu được thiết kế phù hợp dành cho cả 2 đối tượng khách và hàng hóa. Trên tàu đều có đầy đủ các trang thiết bị tiện ích đáp ứng nhu cầu cho cả khách và hàng hóa. Đối loại tàu này, khoang khách hàng và hàng hóa sẽ được phân tách riêng biệt. Thông thường, khoang hàng hóa sẽ nằm dưới cùng, khoang dành cho các hành khách sẽ nằm trên. Ngoài ra, 2 khoang này cũng sẽ kết hợp cùng với boong tàu. Xuất nhập khẩu hàng hoá đường biển Theo mức độ chuyên dụng Mức độ chuyên dụng của tàu căn cứ vào khả năng chứa hàng hóa. Và theo tiêu chí này, người ta đã phân ra thành 2 loại: Tàu chuyên dụngTàu bán chuyên dụng Theo phạm vi hoạt động Trên thực tế, đối với tiêu chí này, ta hoàn toàn có thể phân biệt bằng mắt thường. Và người ta đã phân chúng thành 2 loại:  Tàu mẹ: Đối với các loại tàu có kích thước lớn – phạm vi hoạt động của chúng sẽ rộng hơn. Trong vận tải đường biển, dạng tàu này được dùng cho các chuyến hàng đường dài. Chúng khá thuận tiện cho công tác xếp dỡ hàng hóa tại các cảng lớn.  Tàu con: Dạng tàu này chính là các loại có kích thước nhỏ, vừa phải. Theo cách xếp dỡ hàng hóa Theo cách xếp dỡ người ta có thể chia thành hai loại: Tàu có cách bốc dỡ nâng qua lan canTàu có cách bốc dỡ bằng cầu dẫn. Các loại tàu sử dụng trong vận tải đường biển Tuy nhiên, các tiêu chí nói trên chỉ được phân loại một cách đơn giản. Bài viết này Hikari Logistics sẽ chia sẻ tổng quan nhất về các loại tàu vận tải đường biển. Cách phân loại này căn cứ theo từng loại hàng hóa, kết cầu tàu cũng như đặc điểm chuyên chở. Reefer Ship (Tàu chở hàng đông lạnh) Là dạng tàu chuyên dụng vận chuyển cho các hàng hóa dễ hư hỏng, có yêu cầu cao về kiểm soát nhiệt độ. Có thể kể đến những mặt hàng như rau, củ, trái cây, thực phẩm, sản phẩm từ sữa và một số loại hàng tương tự. Cấu trúc của một tàu chở hàng đông lạnh không quá khác biệt với các loại tàu khác. Không khí lạnh được kiểm soát nhiệt độ trước khi đưa vào trong hầm hàng. Và mỗi loại hàng hóa sẽ có mức nhiệt độ bảo quản khác nhau.  Xen giữa các hầm hàng chính là các vách cách nhiệt bằng nhôm hoặc hợp kim – điều này giúp duy trì và kiểm soát nhiệt độ thích hợp.   cac loai tau bien Bulk Carrier (Tàu chở hàng rời) Là loại tàu được thiết kế riêng biệt dành cho các loại hàng hóa không thể đóng gói. Trong đó có thể nói đến như ngũ cốc, than đá, quặng, thép cuộn và xi măng,…  Chiếc tàu chở hàng rời chuyên dụng đầu tiên được đóng vào những năm 1852. Về sau đó, lực lượng kinh tế đã tiếp tục phát triển loại tàu này. Và cũng từ đây kích thước và mức độ phức tạp của tàu cũng được nâng lên. Trải qua nhiều năm, thiết kế của tàu nay đã được tối đa hóa công suất, khả năng đảm bảo an toàn và độ hiệu quả. Độ bền của con tàu cũng đã được phát triển ở mức tối đa nhất. Bulk Carrier (Tàu chở hàng rời) Ro-Ro Ship (Tàu Roro) Ro-Ro là thuật ngữ viết tắt của Roll-on và Roll-off. Đây là loại tàu được thiết kế dành riêng cho các hàng hóa có bánh xe. Chẳng hạn như các dòng xe nhập khẩu ô tô, mô tô, Xe tải sơ mi rơ moóc, xe buýt,…  Các loại hàng hóa này sẽ được di chuyển bằng bánh xe của chính nó khi đưa lên tàu hoặc thông qua một phương tiện có nền tảng khác. Có thể nói đến như phương tiện vận chuyển Mô-đun tự động.  Tanker (Tàu chở chất lỏng)  Để nói một cách dễ hiểu, đây là dạng tàu chuyên sử dụng cho vận tải dầu quốc tế bằng đường biển. Tuy nhiên về tổng quan, tàu Tanker được thiết kế dành cho các loại hàng hóa chất lỏng hoặc khí.  Đa số nhiều người lầm tưởng đây là loại tàu chỉ sử dụng để vận chuyển dầu và hóa chất. Nhưng sự thật tàu Tanker hoàn toàn có thể chở các mặt hàng như dầu thực vật, mật đường và rượu vang. Ngoài ra, một số quốc gia lớn trên thế giới còn sử dụng Tanker như một phương tiện tiếp nhiên liệu cho các tàu khác.  Theo số liệu thống kê 2005, có hơn 4.000 tàu chở dầu và những “siêu tàu” 10.000 LT DWT (Thước đo trọng lượng một con tàu có thể chở). Container Ship (Tàu Container) Container Ship còn được gọi với một cái tên khác đó là Boxship. Là một tàu chở hàng chuyên chở các Container với bộ tải trọng rất lớn. Chúng được mệnh danh là tàu thương mại vận tải đường biển lớn nhất. Công suất của một tàu Container được đo bằng đơn vị tương đương với 20 Feet (TEU). Và tải trọng thông thường của một tàu Container theo tiêu chuẩn ISO là 20 Foot (1-TEU) và 40 Foot (2-TEU). Trong đó, loại tàu 40 Foot chiếm ưu thế hơn. Và theo thống kê từ số liệu trên thế giới, có đến 90% hàng hóa không phải hàng rời được vận tải đường biển bằng tàu Container. Các tàu Container hiện đại ngày nay có thể chở đến 24.000 TEU.  DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN – HIKARI LOGISTICS Hikari Logistics là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực xuất nhập khẩu tại thị trường Việt Nam, cung cấp dịch vụ vận tải biển chuyên nghiệp.Tính linh hoạt và đa dạng của dịch vụ vận tải đường biển tại Hikari Logistics đem đến cho khách hàng những sự lựa chọn tiết kiệm nhất thông qua mạng lưới đại lý lâu năm và có uy tín, với các thị trường mạnh tại Châu Á như Ấn Độ, Hàn Quốc, Đông Nam Á, Nhật Bản và thị trường các nước ở khu vực Châu Mỹ.Chúng tôi sẽ giúp quá trình tiếp cận thế giới của doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.  Linh hoạt phương thức và dịch vụ vận tải  Đa dạng thị trường xuất nhập khẩu Tối ưu tiết kiệm chi phí Theo dõi thêm về Hikari Logistics tại đây: Hotline: 0932001656 Email: info@hikarilogistics.com Fanpage: Hikari Logistics Trụ sở: 58 Phước Lý 9 – Phường Hòa Minh – Quận Liên Chiểu – Tp Đà Nẵng 39 Nguyễn Đình Thi – Phường Phước Long B – Thủ Đức – Tp Hồ Chí Minh. Tòa nhà Vinhome West Point – Đường Đỗ Đức Dục – Phường Mễ Trì – Quận Nam Từ Liêm – Tp Hà Nội. Phòng 605 – Toà Nhà Hải Minh – Km105 – Nguyễn Bỉnh Khiêm – Phường Đông Hải 2 – Quận Hải An – Tp Hải Phòng