Từ đầu năm 2020, ảnh hưởng của COVID-19 đã gây thiệt hại lớn đối với ngành nông nghiệp. Sau gần 3 năm bùng phát, ngành thương mại nông sản đã dần định hình trạng thái “bình thường mới”. Tuy nhiên, điều này lại vô tình mở ra cơ hội với các quốc gia có các chiến lược và chính sách phù hợp hơn.
Nhiều nước Châu Âu, Mỹ, thậm chí Châu Á – luôn có nhu cầu nhập khẩu nông sản nhiều hậu COVID. Và trong đó cũng có những quy tắc, tiêu chuẩn, quy trình,… nhất định. Bạn là một doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, hoặc là một cá nhân cần xuất khẩu nông. Chắc chắn bài viết này là dành cho bạn. Hikari Logistics sẽ chia sẻ về quy trình xuất khẩu nông sản cập nhật mới nhất (2022), cùng tham khảo nhé!

Quy trình xuất khẩu nông sản (2022)
Bước 1: Kiểm tra nông sản có phù hợp với yêu cầu của nước nhập khẩu
Không phải sản phẩm nông sản nào cũng được chấp nhận khi xuất khẩu. Ta cần phải dành thời gian để tìm hiểu và kiểm tra kỹ nông sản xuất khẩu của mình. Sản phẩm cần đảm bảo chất lượng và nằm trong nhóm nông sản được phép nhập khẩu của nước bạn. Việc kiểm tra này cũng giúp bạn lựa chọn thị trường phù hợp với từng loại nông sản của mình. Qua đó nâng cao kinh nghiệm để tránh tổn thất không đáng có.
Bằng kinh nghiệm của mình, Hikari Logistics sẽ chia sẻ sâu hơn khi gặp trường hợp này. Nông sản sẽ bị trả về khi không đạt tiêu chuẩn nhập khẩu, các chi phí có thể phát sinh là:
- Phí đưa hàng về VN.
- Phí tiêu hủy hàng, lưu hàng, xử lý hàng bị hư,..
- Các loại phí phụ khác.
Và doanh nghiệp của bạn buộc phải tốn các chi phí nêu trên để đảm bảo hàng được xử lý.

Bước 2: Tiến hành thủ tục nhập khẩu hàng nông sản và kiểm dịch
Dù sản phẩm của bạn được phép nhập khẩu vào thị trường đối tác, tuy nhiên vẫn cần phải trải qua thủ tục kiểm dịch .Dưới đây là các tiêu chuẩn cần đạt được trước khi nhập khẩu nông sản:
- Đảm bảo nông sản phải được chiếu xạ.
- Trải qua kiểm dịch thực vật.
- Sản phẩm nông sản được trồng và thu hoạch từ vùng trồng đạt chuẩn.
- Cần kiểm tra chất lượng nông sản xem có đạt tiêu chuẩn không, hàm lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong thực vật.
- Đảm bảo tiêu chuẩn về cách đóng hàng vào thùng, bao bì để tránh bị hư hàng hóa.
- Đối với nông sản cần bảo quản lạnh:
Thời gian thu hoạch nông sản đủ.
- Thời gian đóng hàng.
- Thời gian làm kiểm dịch thực vật.
- Thời gian làm thủ tục hải quan, kiểm tra chiếu xạ, làm C/O, hun trùng,..
- Thời gian vận chuyển.
Lưu ý rằng các thời gian trên phải khớp nhau hoàn toàn. Điều này đảm bảo cho nông sản không bị hư và đạt chất lượng tốt nhất.
Đây là bước xử lý rất quan trọng trong khâu xuất khẩu nông sản. Điều này quyết định sản phẩm có thể xuất khẩu đi được hay không. Do đó, bước này đòi hỏi sự kỹ càng trong quy trình xử lý của doanh nghiệp xuất khẩu. Bạn cần phải làm chính xác nhất để tránh những sai sót xảy ra.
Bước 3: Chuẩn bị các giấy tờ thủ tục xuất khẩu nông sản:
Và sau đây là các loại giấy tờ mà doanh nghiệp cần chuẩn bị trước khi xuất khẩu nông sản:
- Hóa đơn bán hàng (BILL)
- Hóa đơn đỏ (INVOICE)
- Danh sách hàng (PACKING LIST)
- Chứng nhận chất lượng (CERTIFICATE OF QUALITY/ QUALITY)
- Chứng nhận kiểm dịch thực vật (PHYTOSANITARY)
- Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CERTIFICATE OF ORIGIN)
- Chứng nhận phun trùng (FUMIGATION)
- Hợp đồng xuất khẩu nông sản
Toàn bộ những hồ sơ nói trên đều được mang đến chi cục kiểm tra dịch thực vật vùng 2 để đăng ký. Nếu là lần đầu xuất khẩu thì cần phải mời cán bộ về tận kho để lấy mẫu kiểm tra.

Những lần tiếp theo, doanh nghiệp chỉ cần mang mẫu lên nộp cùng với lúc nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch. Sau khi đã hoàn tất các bước trên, bạn cần đến phòng kế toán để đóng lệ phí kiểm dịch.
Bước 4: Chuẩn bị cho các công việc giao hàng
Để chuẩn bị giao hàng nông sản thì doanh nghiệp cần phải dựa vào kế hoạch sản xuất và tiến hàng book container tại các hàng tàu. Đóng hàng vào các container và chuẩn bị việc khai báo hải quan.

Bước 5: Khai báo hải quan
Các số liệu sẽ được cập nhật sau khi hàng của doanh nghiệp đã được đóng xong. Sau đó sẽ tiến hành khai báo hải quan điện từ, mở tờ khai, rồi đến thông quan hàng hóa và thanh lý. Vô sổ tàu sẽ là bước cuối cùng của thủ tục thông quan.
Lưu ý: Các công việc khai báo báo hải quan, hạ container ở bãi xuất hàng của cảng phải được thể hiện trên Booking Confirmation trước khi chúng đóng cửa.
Bước 6: Hoàn thành thủ tục thông quan
Trước khi làm thủ tục thông quan, doanh nghiệp cần phải gửi chi tiết bill và Submit VGM cho hãng tàu vận chuyển trước 2 ngày. Điều này giúp các hãng tàu kịp thời bổ sung các hóa đơn nháp (thể hiện thời gian cho phép Submit SI và VGM trên Booking). Hóa đơn này sẽ được gửi lại cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản để kiểm tra.
Sau khi kiểm tra hoàn tất, mọi thông tin cần đúng với thỏa thuận 2 bên. Sau đó, hóa đơn chính thức sẽ được các hãng tàu Scan gửi trước cho doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành thanh toán với bên hãng tàu, hóa đơn chính sẽ được gửi trực tiếp đến doanh nghiệp.

Lưu ý:
Các hãng tàu vẫn còn phải nộp hóa đơn nháp và chứng từ kiểm dịch cho cơ quan kiểm dịch. Đơn vị này sẽ cấp lại chứng thư kiểm dịch thực vật bản gốc cho doanh nghiệp trước khi xuất hàng.
Để nhận CO gốc, doanh nghiệp cần soạn hồ sơ xin CO và nộp tại phòng quản lý XNK.
Hồ sơ, chứng từ gốc của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cần được chuẩn bị chỉnh chu và tổng hợp sẵn. Sau đó căn cứ vào tình hình và điều kiện thanh toán thực tế để gửi bồ hồ sơ gốc đến ngân hàng (LC, DP, DA) hoặc gửi trực tiếp đến người nhập khẩu.
Những điều cần lưu ý khi xuất khẩu nông sản
Nghiên cứu thật kỹ thị trường nhập khẩu nông sản
Mỗi thị trường sẽ phù hợp cho từng loại nông sản khác nhau. Và nhà doanh nghiệp cần phải dành thời gian rất nhiều để xác định thị trường phù hợp.
- Đối với thị trường Châu Âu: phù hợp với một số mặt hàng trái cây hoặc nông sản Việt Nam. Có thể kể đến như Cà phê, rau củ, vải, nhãn, chanh leo,…
- Thị trường Châu Á: một số mặt hàng gần gũi như: Rau củ quả, cao su, gỗ và sản phẩm từ gỗ, chè, thủy sản,…
Ngoài ra, cần nghiên cứu và nắm bắt kỹ các quy tắc và quy định khi xuất khẩu nông sản. Các yêu cầu & chứng chỉ sức khỏe của Châu Âu là rất quan trọng. Chúng sẽ quyết định đến sự thành công của hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp.
Chất lượng nông sản
Điều này dễ hiểu vì nông sản sẽ được xuất khẩu quốc tế, sẽ cần phải vận chuyển đường dài. Do đó, chất lượng nông sản cần được đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn quốc tế khi xuất khẩu.
“Theo Luật thực phẩm của EU yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu đưa ra các đảm bảo về sự tuân thủ hoặc tương đương với các yêu cầu của EU đối với thực phẩm có nguồn gốc động vật.”
Các nhà chức trách có thẩm quyền của Châu Âu luôn giám sát để đảm bảo rằng các nước xuất khẩu phải duy trì và tuân thủ các tiêu chí hoạt động do Liên minh Châu Âu đưa ra, đặc biệt là quy định số 882/2004.
Chú ý tầm quan trọng của Thương hiệu
Có đến 80% nông sản Việt Nam khi xuất khẩu vẫn chưa có thương hiệu trên thị trường quốc tế. Đa số, các doanh nghiệp đều dưới danh nghĩa của đối tác nước ngoài. Điều này đã gây ra những tổn thất rất lớn với tổng giá trị xuất khẩu nông sản nước nhà.
Nông sản của Việt Nam, chất lượng không thua kém so với sản phẩm cùng loại quốc tế. Song, cho đến nay, vẫn chưa có thương hiệu nào của Việt Nam có tên trên bản đồ nông sản thế giới.

Do đó, ngoài việc đảm bảo chất lượng sản xuất các nông sản đúng tiêu chuẩn, công tác thương hiệu vẫn rất quan trọng. Việc quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp và xây dựng thương hiệu sản phẩm là một yêu cầu cấp bách.
Hiện nay, các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ khi xuất khẩu cần sản xuất cùng với một logo chứng nhận. Và thực tế, người dân Châu Âu chỉ mua 95% nông sản xuất khẩu có logo thương hiệu uy tín.S
CÁC LOẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI HIKARI LOGISTICS
Là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực xuất nhật khẩu tại Việt Nam và có mạng lưới hoạt động rộng khắp thế giới, Hikari Logistics là nơi gởi gắm niềm tin cho mỗi chuyến hàng của bạn.
Chúng tôi có kiến thức chuyên môn về dịch vụ xuất nhập khẩu toàn cầu, công nghệ chuỗi cung ứng tiên tiến và các giải pháp hậu cần chuyên biệt của chúng tôi sẽ giúp bạn phân tích, phát triển và thực hiện giải pháp như mong muốn.
Theo dõi Hikari Logistics nhiều hơn tại:
Hotline: 0932001656
Email: info@hikarilogistics.com
Fanpage: Hikari Logistics
Trụ sở: 58 Phước Lý 9 – Phường Hòa Minh – Quận Liên Chiểu – Tp Đà Nẵng
39 Nguyễn Đình Thi – Phường Phước Long B – Thủ Đức – Tp Hồ Chí Minh.
Tòa nhà Vinhome West Point – Đường Đỗ Đức Dục – Phường Mễ Trì – Quận Nam Từ Liêm – Tp Hà Nội.
Phòng 605 – Toà Nhà Hải Minh – Km105 – Nguyễn Bỉnh Khiêm – Phường Đông Hải 2 – Quận Hải An – Tp Hải Phòng