Ở phần trước chúng ta đã cũng tìm hiệu tổng quan về ngành Logistics. Vậy là sinh viên cần chuẩn bị các kỹ năng, kiến thức để trở thành nhân viên Logistics?

Với bất kỳ sinh viên khi theo học ngành nghề nào cũng sẽ băn khoăn về định hướng của mình. Luôn tự hỏi mình đã tiếp cận đúng những yêu cầu về ngành đó hay chưa? Bản thân cần bổ sung những kiến thức và kĩ năng gì? Và đối với sinh viên ngành logistics cũng vậy.
Để giúp các bạn tự tin hơn khi bước vào nghề, Hikari Logistics đã tổng hợp lại những yêu cầu cơ bản về nhân viên ngành Logistics. Hi vọng thông qua bài viết này các bạn sinh viên có thể có cái nhìn tổng quan về ngành Logistics. Từ đó tự tin bước vào nghề và gặt hái được nhiều thành quả tốt.
Kiến thức cơ bản về chuyên ngành của nhân viên logistics
Một trong những yếu tố tiên quyết khi theo học một ngành nghề nào cũng là kiến thức về ngành. Ở trường hợp ngành Logistics, sinh viên cần trau dồi kiến thức giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian đào tạo.
Một số kiến thức chuyên ngành logistics:

- Kiến thức về Incoterms: Incoterms chính là một yêu cầu tối thiểu trong Logistics. Đây là điều kiện cơ sở giao hàng trong xuất nhập khẩu, quy định rõ ràng trách nhiệm và chi phí của người bán và người mua. Ngành Logistics cần hiểu rõ incoterms để cung cấp dịch vụ thích hợp đối với từng điều kiện khác nhau.
- Các thuật ngữ chuyên ngành: Bất kỳ ngành nào cũng có những thuật ngữ đặc thù. Trong Logistics có những thuật ngữ như hàng lẻ, hàng nguyên container…Ngoài ra một số thuật ngữ tiếng Anh như: master bill, house bill, pre-alert,…có rất nhiều từ và các bạn phải bỏ thời gian tìm hiểu dần.
- Kiến thức về khai hải quan: Các bạn cũng nên tìm hiểu về cách khai hải quan điện tử trên phần mềm Ecus. Các luồng tờ khai báo hải quan bao gồm luồng xanh,luồng vàng và luồng đỏ.
- Kiến thức về quy trình để xuất và nhập một lô hàng: nắm bắt được các hoạt động cơ bản, những công việc cụ thể về đường đi của lô hàng từ công đoạn xuất kho đến nhập kho.
- Thủ tục giao nhận hàng hóa: Các quy trình giao nhận hàng hóa được thể hiện rõ nhân viên Logistics cần nắm được.
- Bảo hiểm hàng hóa: Rất cần thiết để đảm bảo an toàn cho lô hàng.
- HS Code, tính thuế, làm kiểm tra chuyên ngành: Doanh nghiệp Logistics sẽ làm các thủ tục chuyên ngành, tính thuế và tra mã code cho các cty xuất nhập khẩu.
Tùy nhiên, với từng vị trí sẽ có những yêu cầu kiến thức mà nhân viên cần nắm vững và có những kiến thức cần nắm ở mức cơ bản.
Kỹ năng ngoại ngữ
Với từng vị trí mà sẽ có yêu cầu khả năng tiếng Anh khác nhau:
Đối với nhân viên Sale Logistics và mua hàng: Yêu cầu trình độ tiếng anh phải giao tiếp thành thạo từ nói đến đọc, viết email. Việc này nhằm đảm bảo họ dễ dàng giao dịch với các đối tác nước ngoài.
Nhân viên chứng từ: yêu cầu khả năng Tiếng Anh ở mức cơ bản hơn như khả năng đọc hiểu và viết email với khách hàng.
Nhân viên hiện trường, nhân viên khai báo hải quan sẽ yêu cầu trình độ Tiếng Anh cơ bản hơn chỉ là các thuật ngữ trên tờ khai hay trên phần mềm khai báo hải quan.
Làm việc ở ngành nghề nào sinh viên đều nên trau dồi kỹ năng ngoại ngữ cho mình. Đặc biệt, những ngành mang tầm vóc quốc tế như Logistics hay Xuất Nhập Khẩu thì càng cần thiết. Có trong tay bằng cấp nghiệp vụ cùng các chứng chỉ, ứng viên dễ dàng thỏa thuận mức lương hơn. Tuy nhiên, kỹ năng này chỉ là công cụ chưa chắc là có ngoại ngữ thì nhân viên sẽ hoàn thành tốt công việc. Vậy nên, chìa khóa vấn đề ở đây là sự phân bổ trong việc tích lũy
Kiến thức về Quản Trị Chuỗi Cung Ứng
Logistics là một phần quan trọng của ngành Cung Ứng. Sự cạnh tranh giờ đây không còn sự đối đầu giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp mà là giữa các chuỗi cung ứng với nhau. Những điều vừa rồi chứng tỏ sự cấp thiết về kiến thức Chuỗi Cung Ứng đối với nhân viên Logistics. Nhờ vào kiến thức chung của ngành, người làm Logistics có khả năng trực quan hóa các quy trình từ đầu đến cuối và đề ra kế hoạch dự phòng để giúp cho chuỗi hoạt động liên tục, suôn sẻ.
Kỹ năng thích nghi tốt
Ngoài những tiềm năng về lương bổng và cơ hội việc làm, ngành Logistics luôn có những bất ngờ như thời tiết, giao thông tại nơi làm việc. Một thực tế hiển nhiên sinh viên Logistics cần chấp nhận là không có địa điểm làm việc cụ thể.
Để đảm bảo quá trình hoạt động nhiều trường hợp bạn phải đảm nhiệm ở tất cả các bước trong quá trình vận hành. Thường các chi nhánh văn phòng sẽ ở trung tâm thành phố còn các nhà máy sản xuất thì nằm ở các khu chế xuất, công nghiệp. Do đó nhân viên Logistics cần học cách thích nghi với sự thay đổi. Từ đó linh hoạt sắp xếp công việc để đảm bảo công việc được đúng tiến trình kế hoạch.
Thái độ
Hơn 89% nhân viên ngành Logistics được đào tạo qua công việc thường ngày. Vì thế, kiến thức hay kinh nghiệm hoàn toàn không phải yếu tố tiên quyết để tuyển dụng nhân sự.
Để ghi điểm trong mắt đồng nghiệp, sinh viên cần có sự yêu nghề, công việc mình đang làm. Sinh viên mới ra trường thường được giao cho những công việc cơ bản. Khi đó nhiều người sẽ cảm thấy mình không được xem trọng ở nơi làm việc. Điều đó vừa hạn chế sự phát triển của nhân viên vừa tạo ấn tượng xấu trong mắt lãnh đạo.

Nếu muốn có cơ hội làm việc tại công ty, sinh viên cần nghiêm túc, trách nhiệm với công việc. Tuy nhiên, ngoài tập trung vào công việc, sinh viên cũng cần nhận thức văn hóa doanh nghiệp để phối hợp cùng với các thành viên trong công ty
Trên đây là tổng hợp những kiến thức, kĩ năng cơ bản mà sinh viên cần chuẩn bị. Tuy nhiên, đối với ngành nghề nào thì ngoài những kiến thức, kĩ năng mình được học tại trường. Mà sinh viên cần có một thái độ tích cực trong công việc. Kiến thức hay kỹ năng chúng ta có thể bồi dưỡng qua thời gian còn thái độ thì khác. Do đó thái độ tạo nên sự khác biệt giữa các nhân viên với nhau.
𝐇𝐢𝐤𝐚𝐫𝐢 𝐋𝐨𝐠𝐢𝐬𝐭𝐢𝐜𝐬 – Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế và nội địa chất lượng nhất tại Việt Nam.
——————————————————
Thông tin liên hệ
CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI HIKARI
Hotline: 0932001656
Email: info@hikarilogistics.com
Fanpage: https://www.facebook.com/HikariLogistics